Câu hỏi
Liệu thỏa thuận giữa tôi có hiệu lực pháp luật không? (Chị A, Thanh Xuân, Hà Nội)
Câu hỏi của Quý khách hàng được Luật sư Mai Tiến Dũng tư vấn như sau:
Vấn đề pháp lý
Hiệu lực của thỏa thuận góp vốn.
Nguồn ảnh: quocluat.vn
Trả lời
Về hiệu lực của thỏa thuận góp vốn: Thỏa thuận góp vốn giữa chị A và ông H có hiệu lực pháp luật, bởi lẽ:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì giao dịch dân sự tồn tại dưới hai dạng là: Hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong vụ việc này, giữa bà A và ông H có tồn tại một giao dịch dưới hình thức là hợp đồng (hợp đồng góp vốn), dù rằng hợp đồng này không được các bên lập thành văn bản.
Về nguyên tắc, hợp đồng này có hiệu lực khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.
Trong trường hợp này, chủ thể tham gia giao dịch bao gồm bà A và ông H, đều là người có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập (trong trường hợp này là hợp đồng góp vốn); hoàn toàn tự nguyện; mục đích góp vốn và nội dung của hợp đồng góp vốn không vi phạm điều cấm của pháp luật (không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014).
Đối với hợp đồng góp vốn, Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật doanh nghiệp năm 2014 đều không quy định hợp đồng góp vốn phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định nào. Vì thế, cho dù hợp đồng góp vốn giữa bà A và ông H được giao kết bằng lời nói thì hợp hợp đồng này vẫn có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015.
Để được tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO PRACTICAL LAW
Tầng 14 – Tòa Zen Tower, số 12 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 024 7108 2686/0913 506 527
Email: luatsumaitiendung@gmail.com