Trong kinh doanh, đằng sau một hợp đồng được kí kết thành côn, là cả một quá trình từ dự thảo hợp đồng đến cuộc chiến đàm phán hợp đồng, đến hoàn thiện và soạn thảo hợp đồng để đi đến kí kết. Soạn dự thảo hợp đồng chính là nền móng không thể bỏ qua để bắt đầu quá trình đó.
Dự thảo hợp đồng là bản “kế hoạch” cho việc đàm phán, nó thể hiện ý chí của doanh nghiệp trong việc dự liệu những điểm quan trọng của hợp đồng để đi đến đàm phán. Trong đó bao gồm: các điều khoản có lợi nhất cho phía doanh nghiệp, tối đa hóa quyền lợi, tối thiểu hóa nghĩa vụ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải đứng trên vị trí của đối tác, để dự liệu những gì đối tác sẽ đưa ra để đảm phán để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho họ. Dự thảo là bản đánh giá tình hình thời cuộc, biết mình biết ta, nhìn nhận về khả năng của chính doanh nghiệp mình, đánh giá đối thủ chính xác nhất, cân bằng lợi ích hai bên một cách tốt nhất.
Như vậy, dự thảo hợp đồng được xây dựng trên cơ sở của tự do ý chí của doanh nghiệp. Thông thường các bản dự nào này được soạn thảo dựa trên mẫu hợp đồng sẵn có trước đó, theo thông lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh, đối tác và đối tượng của hợp đồng mà doanh nghiệp có sự điều chỉnh cho phù hợp tình hình.
Mặc dù chỉ là bản dự thảo thô sơ ban đầu nhưng chứa đựng những tinh hoa nhất, những vấn đề cốt lõi, bản chất nhất mà các bên muốn đạt được từ việc kí kết hợp đồng. Là nơi mà doanh nghiệp phô cái khả năng dự liệu, và phán đoán của mình.
Bản dự thảo cần thiết phải được soạn càng logic, càng chi tiết càng tốt. Dự liệu tất cả các phương án có thể xảy ra, để có được cái nhìn tổng quát nhất về tính chất của hợp đồng. Tránh nhầm lẫn và thiếu sót các vấn đề quan trọng. Tránh để khi chuyển sang giai đoạn khác, lại phát sinh vấn đề chưa được chuẩn bị, dẫn đến doanh nghiệp không làm chủ được tình hình, bất lợi về vị thế trong đàm phán, lợi ích doanh nghiệp không được đảm bảo.
Với vai trò là bước đệm của đàm phán hợp đồng, dự thảo hợp đồng cần phải làm tốt vai trò của nó. Để khi chuyển sang giai đoạn đàm phán hợp đồng, các vấn đề được đưa ra để bàn bạc đều phải được đàm phán trên cơ sở nội dung có sẵn của dự thảo. Chỉ khi có một dự thảo hợp đồng tốt thì doanh nghiệp mới có vốn để đàm phán, để đi đến hợp đồng chính thức. Có được một dự thảo hợp đồng tốt được ví như là đã có được thành công bước đầu vững chắc rồi.