Hợp đồng được biết đến như là linh hồn của luật tư. Nói về hợp đồng, người ta thường hiểu là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên về các quyền và nghĩa vụ, anh có nghĩa vụ với tôi, anh được hưởng lợi từ nghĩa vụ đó, và ngược lại. Đôi bên cùng có lợi như nhau. Trong kinh doanh thương mại doanh nghiệp, hợp đồng của các thương nhân liệu có đơn giản như vậy? Hãy cùng Practical law tìm hiểu nhé!

Hợp đồng không chỉ dừng lại ở sự thỏa thuận, mà cao hơn, nó còn là sự gặp gỡ, thống nhất ý chí của hai bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở của hai nguyên tắc lớn. Đó là: nguyên tắc Tự do hợp đồng, nguyên tắc Pacta Sunt Sevanda về trói buộc của hợp đồng.

Trong kinh doanh thương mại, hợp đồng là sự thể hiện ra bên ngoài của sự “cân não” của hai bên đối tác kinh doanh. Đó là cả một quá trình đấu trí cân nhắc kĩ lưỡng, tính toán thiệt hơn, được lồng ghép một cách tinh tế để đưa ra các điều khoản chặt chẽ có lợi nhất cho mình. Chắc chắn là hợp đồng sẽ không thể là sự bình đẳng anh 50: tôi 50, mà luôn có một độ nghiêng về một phía, có lợi hơn về 1 phía về mặt này hay mặt khác. Nhưng khi hợp đồng được kí kết thì cả hai bên đều thỏa mãn với cái lợi mà mình đạt được.                                                                                                                                                    Một số hợp đồng thông dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng mua bán hàng hóa…

Trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, về quản lí nhân sự trong doanh nghiệp cũng tồn tại nhiều loại hợp đồng khác. Ví dụ: Hợp đồng lao động, hợp đồng tập nghề… thì “độ nghiêng” ấy càng rõ. Bởi vì quan hệ lao động vốn là một quan hệ bất bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Về sự thể hiện ra bên ngoài thì hai bên cùng có lợi, anh làm việc tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả lương cho anh theo đúng công sức mà anh đã bỏ ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp, hay những người sử dụng lao động luôn luôn lồng ghép những quy định có lợi hơn cho doanh nghiệp, quy định nhiều nghĩa vụ khắt khe hơn cho người làm công ăn lương, thể hiện vị thế của người làm chủ.

Chính vì thế mà các doanh nghiệp hiện tại luôn hướng đến hợp đồng, tìm hiểu về hợp đồng, về kĩ năng xây dựng hợp đồng và đàm phán hợp đồng để đảm bảo tốt nhất cho lợi ích trên thương trường của mình.

Tin tiêu điểm

Video Clip

Thông tin tiện ích

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 6
  • Lượt xem theo ngày: 634
  • Lượt xem theo tháng: 8565
  • Tổng truy cập: 446808