Soạn thảo hợp đồng, nói dễ thì không dễ, mà nói khó thì cũng không khó. Trong dân sự nói chung và trong hoạt động kinh doanh thương mại nói riêng thì bên cạnh việc đề cao tự do thỏa thuận thì hợp đồng cũng có thể được xây dựng trên một khung cơ bản, một mẫu sẵn có theo quy định của pháp luật.

Thông thường, một hợp đồng cơ bản có thể có ba nội dung lớn sau đây:

Thứ nhất, các điều khoản thương mại mô tả cơ cấu của giao dịch. Đây là các điều khoản rất căn bản của hợp đồng, được các bên thống nhất trong thỏa thuận sơ bộ ban đầu trong giao dịch.

Chủ thể của hợp đồng là cá nhân hoặc pháp nhân tham gia vào giao dịch dân sự. Điều khoản này quy định các thông tin cơ bản của các bên như tên giao dịch, trụ sở, mã số thuế, đại diện theo pháp luật, số điện thoại, email, tài khoản ngân hàng (nếu có)…

Đối tượng của hợp đồng được đề cập là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể trong giao dịch và phải quy định rõ ràng chi tiết về số lượng, chất lượng, giá thành của chúng, hàng cùng loại để thay thế (nếu có).

Hợp đồng cũng cần phải quy định rõ về thời gian (ngày, giờ cụ thể); địa điểm thực hiện hợp đồng (nhà kho, phân xưởng, bến bãi, văn phòng…), phương thức thực hiện hợp đồng, phương thức thanh toán (trả tiền mặt hay chuyển khoản qua ngân hàng, trả một lần hay trả góp, quy định về kí quỹ, đặt cọc…) để thống nhất việc thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, và cũng là quan trọng nhất, đó là các điều khoản pháp lí quan trọng cốt lõi nhất của hợp đồng. Nó thể hiện sự đấu trí, cân não của các bên đối tác trong việc soạn thảo hợp đồng.

Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, khi tham gia vào giao dịch dân sự, các bên lồng ghép những quy định có lợi nhất cho mình để làm sao mà đạt được tối đa về lợi ích, tối thiểu về nghĩa vụ.

Điều khoản về cam đoan về thẩm quyền kí kết, cam kết về bảo mật thông tin, đảm bảo thực hiện hợp đồng, nguyên tắc trói buộc của hợp đồng.

Trong trường hợp vi phạm hợp đồng phải xét đến yếu tố lỗi của các bên, dự liệu về trường hợp bất khả kháng, hoàn cảnh thay đổi dẫn đến việc không thực hiện được hợp đồng thì khi đó phải áp dụng biện pháp xử lí phù hợp: thỏa thuận sửa đổi, hay chấm dứt hợp đồng; phạt vi phạm; yêu cầu bồi thường thiệt hại; các biện pháp khác…

Nguyên tắc đầu tiên của hợp đồng vẫn là tự do ý chí, khi có tranh chấp xảy ra, đề cao việc giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, thông qua hòa giải, thương lượng, hai bên thiện chí cùng thỏa thuận lại. Trong trường hợp không thể hòa hòa giải, hòa giải không thành thì tranh chấp được khởi kiện ra tòa có thẩm quyền, qua trọng tài thương mại…

Thứ ba, là các điều khoản tiêu chuẩn đi kèm hợp đồng.

Ngôn ngữ của hợp đồng (tiếng Anh, tiếng Việt, Song ngữ, ngoại ngữ khác… và sự ưu thế của ngôn ngữ nào khi giải thích hợp đồng hay phát sinh tranh chấp), về số bản của hợp đồng (các bản hợp đồng này có giá trị pháp lí như nhau, mỗi bên giữ một hay nhiều bản).

Về luật áp dụng khi có tranh chấp xảy ra trong các trường hợp giao dịch có yếu tố nước ngoài.

Ngoài những điều khoản cơ bản trên đây, các chủ thể tham gia kí kết hợp đồng có thể thỏa thuận bổ sung các điều khoản khác cho phù hợp với tính chất, mục đích của hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật

Tin tiêu điểm

Video Clip

Thông tin tiện ích

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 5
  • Lượt xem theo ngày: 601
  • Lượt xem theo tháng: 8532
  • Tổng truy cập: 446775